Cách làm chân giò nấu giả cầy chuẩn vị miền Bắc

  • Sơ chế
    30 phút
  • Nấu nướng
    40 phút
  • Phục vụ
    5 Người
  • Lượt Xem
    1.830

Thịt giả cầy là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích bởi chính vị đậm đà, hương thơm khó cưỡng. Món ăn này khó cưỡng nhờ các loại gia vị, cực thích hợp cho những ngày se lạnh, ăn cùng cơm trắng hay bún gạo đều ngon tuyệt!

Cách để làm món chân giò giả cần chuẩn vị bắt đầu từ bước chọn chân giò:

  • Chân giò sau sẽ nhỏ xương, có nhiều thịt hơn, kết hợp với vài ba chiếc móng giò.
  • Chọn những chân thịt chắc không bèo nhèo nặng khoảng 500 – 600gr là chân giò lợn còn non.
  • Chân giò từ lợn nuôi theo phương pháp truyền thống, mới thịt, da căng, màu sắc tươi hồng, không bị nhớt.

Món giả cầy ngon khi ăn thì da sẽ phải sần sật, dai dai, phần thịt bên trong vẫn mọng nước mới chuẩn vị, do đó sẽ cần phải thui phần da trước khi chế biến. Cách thui da chân giò như sau:

  • Thui bằng rơm hoặc than hoa sẽ cho chuẩn vị nhất, mùi ám khói sẽ tạo mang lại hương vị giả cầy truyền thống đúng nghĩa.
  • Nếu không có than hoa bạn có thể quấn giấy trắng A4 (không có mực in) để đốt.
  • Hoặc có thể thui trên lửa bếp gas hoặc lò vi sóng (chỉ nướng vàng phần da, không nướng chín thịt bên trong).
  • Khi thịt được nướng chín đều, bạn làm sạch chỗ phần thịt bị cháy để chân giò có màu đẹp, tốt cho sức khỏe. Nướng có màu đẹp là phần da chín cháy vàng đều.

 

Nguyên liệu

Chỉ dẫn

Bước 1

Cạo lông trên chân giò sạch sẽ và rửa qua nước muối để khử mùi hôi chân giò. Nếu chân giò vẫn còn hôi thì bạn có thể luộc sơ qua một nước trước khi chế biến (nếu bạn chọn được chân giò từ lợn nuôi truyền thống thì không cần lo lắng vấn đề mùi hôi).

Bước 2

Mang chân giò thui trên lửa rơm hoặc bếp gas để tạo độ dai ở lớp da, thịt sẽ săn chắc hơn. Khi thịt được nướng chín đều, bạn làm sạch chỗ phần thịt bị cháy để chân giò có màu đẹp, tốt cho sức khỏe. Với khi chân giò được thui lên sẽ làm cho da hơi dai dai, vẫn giữ thịt mọng nước bên trong và khử được mùi hôi. Đây có lẽ là khâu quan trọng nhất trong làm giả cầy. Bởi nếu muốn “giả cầy” giống “cầy” thì phần da (bì) phải được nướng sao cho đủ cứng giòn. Để sau khi nấu, phần da vẫn đủ giòn (như thịt cầy thật) chứ không mềm như bì heo ninh nhừ.

Bước 3

Sau khi nướng xong thì cạo bỏ lớp cháy đen, xát muối đều bên ngoài rồi rửa lại vài nước cho thật sạch. Chặt, thái thành miếng vừa ăn. Móng giò chặt đôi theo chiều dọc.

Bước 4

Cho chân giờ vào nồi rồi ướp theo công thức nấu giả cầy sau: bột nghệ 1 muỗng, riềng băm nhỏ, hành tím, nước mắm 1 muỗng, đường ½ muỗng, 1 xíu bột ngọt, 1 muỗng mẻ, 1 muỗng mắm tôm. Bạn dùng đũa trộn đều các nguyên liệu này lên và ướp giò trong khoảng 1 tiếng cho ngấm đều gia vị. Chân giò sẽ lên màu vàng óng đẹp nhờ bột nghệ thấm vào và có mùi thơm đặc biệt từ mắm tôm. Đó là bí quyết ướp thịt giả cầy đậm đà.

Bước 5

Sau đó, bắc nồi chân giò lên bếp tiến hành xào chân giò đến khi chín.

Bước 6

Tiếp theo, đến khi măng và giò săn đều, bạn cho thêm một lượng nước vào vừa xấp bề mặt giò và ninh. Khi thấy nước đã sên lại, thịt đã săn thì bạn giảm lửa nhỏ liu riu để gia vị thấm vào chân giò ngon hơn. Để rút ngắn quá trình ninh, bạn có thể dùng nồi áp suất. Thông thường, khi dùng nồi áp suất bạn chỉ mất khoảng 20-30 phút để giò chín.

Bước 7

Mở nắp vung kiểm tra, khi thấy giò đã chín thì tiến hành nêm nếm lại bằng các loại gia vị để vừa ăn hơn. Sau đó, múc ra bát trình bày và ăn cùng bún, cơm nóng. Thịt giả cầy miền Bắc thường ăn chung với rau thơm, rau răm và một ít bắp chuối kết hợp với cơm hoặc bún. Thịt giả cầy miền Trung thường ăn chung với rau thơm, rau mùi, rau rơm là đủ.

Thành phẩm yêu cầu

Với cách làm thịt giả cầy ăn cùng bát cơm nóng nghi ngút khói cùng đĩa thịt giả cầy thơm lừng sẽ làm bạn thích thú hơn với những bữa cơm nhà. Món ăn này đặc biệt thích hợp với bữa cơm tối trong những ngày có tiết trời se lạnh. Bạn lưu ý, trong quá trình làm món giả cầy, bạn có thể chủ động điều chỉnh tỷ lệ các loại gia vị ướp thịt để hợp với khẩu vị của mình hơn.

Có thể bạn quan tâm